Thành phần của Tảo xoắn Spirulina

Liên hệ mua hàng: 0924.99.85.86
Spirulina là một loại vi sinh vật có hình xoắn sống trong nước mà người ta quen gọi là Tảo xoắn với tên khoa học là Spirulina platensis. Thực ra đây không phải là một sinh vật thuộc Tảo (Algae) vì Tảo thuộc nhóm Sinh vật có nhân thật (Eukaryotes). Spirulina thuộc Vi khuẩn lam (Cyanobacteria), chúng thuộc nhóm Sinh vật có nhân sơ hay nhân nguyên thủy (Prokaryotes). Những nghiên cứu mới nhất lại cho biết chúng cũng không phải thuộc chi Spirulina mà lại là thuộc chi Arthrospira. Tên khoa học hiện nay của loài này là Arthrospira platensis, thuộc bộ Oscilatoriales, họ Cyanobacteria (http://www. cyanotech.com/ spirulina/ spirulina_specs.html)
Chủng Tảo xoắn thuần khiết này hiện được bảo quản tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật VTCC (Viện Vi sinh vật và CNSH, ĐHQG Hà Nội):

Ta quen gọi là Tảo xoắn Spirulina, cũng không sao. Vấn đề quan trọng là sinh khối của chúng rất giàu dinh dưỡng và có nhiều tác dụng chữa bệnh nên đã được nuôi trồng ở quy mô công nghiệp và được sản xuất dưới dạng viên để phòng chống nhiều loại bệnh tật. Vây thành phần của tảo xoắn Spirulina là gì? 
Các phân tích cho biết thành phần dinh dưỡng của sinh khối Tảo xoắn là Protein: >52%,;Độ ẩm <7.0%; Chất khoáng: <14%; Tổng số carotenoid: >5000 mg/kg; Beta-carotene (tiền vitamin A): >2250 mg/kg; sắc tố Zeaxanthin: 3000 mg/kg; sắc tố C-phycocyanin: 8.0%; Phycocyanin (thô): >17.3%; Vitamin B12: 3000 mcg/kg; Vitamin K: 20mg/kg
Spirulina thích hợp với môi trường kiềm. Chúng chịu được độ pH rất cao nên trong những môi trường đặc biệt như vậy hầu như không nhiễm tạp bởi các loài sinh vật khác.

Đáng chú ý là ở chỗ sinh khối này chứa tới 50- 62% protein với đủ các loại acid amin cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Ngoài ra còn chứa phong phú vitamin B12 . Beta-carotene, xanthophyll và nhiều nguyên tố khoáng. Các nhà khoa học đã phân lập thuần chủng để tiến hành nuôi cấy chúng ở quy mô công nghiệp nhằm tạo ra các viên nén Spirulina.
Hàng triệu người trên thế giới đã dùng thường xuyên các viên nén này như một loại thuốc bổ dưỡng cao cấp.
Tỷ lệ từng acid amin trong sinh khối Spirolina được Chen Tiannfeng (Jinan Univ.) xác định như sau (mg/g):Asp-54,12; Glu-81,43; Ser-23,71; Arg-28,17; Thr-32,88; Gly-23,63; Ala-30,49; Pro-17,12; Val-20,81, Met-9,56; SeMet- 0,26; Ile-20,50; Leu-32,70; Phe- 18,87; Cys+CysH- 11,26; Lys-19,82; His- 5,90; Tyr-13,21.
Nhiều nghiên cứu cho biết sinh khối Spirulina có thành phần calcium spirulan, là chất có tác dụng ức chế sự phát triển nhiều loại virus, kể cả HIV. Sinh khối này còn làm hạ lượng chứa cholesterol trong máu. Thành phần phycocyanin có tác dụng oxy hóa nên làm ức chế độc tố gan hepatotoxin. Spirulina có tác dụng nâng cao tính miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nghiên cứu của R. Kozlenko và cộng sự (www.spirulina.com/SPLNews96.html) đã chứng minh Spirulina có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của virus qua màng tế bào. Các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã chứng minh khả năng ức chế ung thư của sinh khối hay dịch chiết của Spirulina (M.Babu et al., 1995; L.Lisheng et al. 1991; Pang Qishenet al., 1998). Spirulina có tác dụng kích thích sự tăng nhanh các tế bào hồng cầu bạch cầu và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể (M.A.Qureshi et al./1995, 1996). Tác dụng phổ biến của việc sử dụng thường xuyên các viên nén Spirulina là giảm khả năng ung thư, nâng cao tính miễn dịch, ức chế virus, chống lão hóa và làm giảm nếp nhăn, làm giảm cholesterrol máu, hạn chế các tai biến về tim mạch...

Tháng 4 -1996, các nhà khoa học từ phòng thí nghiệm Bệnh học virus, trung tâm Ung thư Dana-Farber và trường y dược Harvard và công ty Earthrise Farms, Calipatria - California, đã công bố rằng: “Dịch ly trích của Spirulina platensis ức chế được quá trình sao mã của HIV-1 trong các tế bào đơn nhân. Nồng độ 5-10mg/ml đã được xác định giảm khả năng sinh sản của virus”. HIV-1 là virus AIDS. Lượng nhỏ của dịch chiết Spirulina platensis đã giảm quá trình sao mã của virus trong khi với nồng độ lớn sẽ làm dừng hẳn sự sao mã. Một điều quan trọng, dịch chiết của Spirulina platensis lại không độc hại với các tế bào người tại mức nồng độ làm ngừng quá trình sao mã của virus.
Nhiều thí nghiệm in vitro tiếp sau đó đã khảo sát đặc tính của dịch chiết tảo Spirulina platensis cũng như khảo sát trên các mô hình động vật như ở chuột, gà, hamster, gà tây, vượn xanh…và đều nhận được các kết quả tương tự.
Đối với các thí nghiệm in vitro, nồng độ của dịch chiết từ tảo Spirulina platensis từ 0.3 đến 1.2μg/ml có tác dụng giảm sự sản sinh của virus xuống khoảng 50% (EC50) đối với tế bào thí nghiệm là PBMC (peripheral blood mononuclear cells: tế bào máu đơn nhân thuộc vùng ngoại vi). Nồng độ ức chế 50% tế bào virus (IC50) của dịch chiết là khoảng 0.8 đến 3.1mg/ml (tế bào thí nghiệm vẫn là tế bào người: PBMC).
Dịch chiết từ tảo đã bất hoạt sự nhiễm HIV-1 một cách trực tiếp khi ủ dịch chiết với virus trước khi cho vào môi trường nuôi tế bào T của người. Sự phân mảnh của dịch chiết đã chứng minh hoạt tính kháng virus trong các phần polysaccharide. Từ các nghiên cứu tương tự, các nhà nghiên cứu đã xác định được rằng: Spirulina platensis có tác dụng kháng lại các hoạt động sống của retrovirus (retrovirus: virus phiên mã ngược trong quá trình sinh sản. Ví dụ: HIV, HSV,…)
Theo sự xác định của nhóm nghiên cứu Karkos, Leong và các cộng sự, thì trong dịch chiết của tảo Spirulina platensis chứa một thành phần được gọi là Ca-SP (Calcium – Spirulan).
Ca-SP là một polysaccharide được sufat hóa và là nguồn nguyên liệu tiềm năng cung cấp chất ức chế virus trong quá trình sao mã ở virus có vỏ bao chẳng hạn như HSV-1, HIV-1. Vai trò của polysaccharide này được cho rằng là có liên quan đến những bước đầu tiên của sự gắn kết virus - tế bào, tế bào – virus hoặc sự dung hợp tế bào - tế bào. Tuy nhiên, không giống sulfate dextrin, Ca-SP được cho rằng có khả năng gây trở ngại với các bước sau của quá trình sao mã sau sự thâm nhập của virus vào trong tế bào vật chủ, vì Ca-SP có tác động lên một hệ enzyme nội bào: endonuclease ,hệ enzyme này có tác động trực tiếp đến ADN. Một số thí nghiệm khác còn xác định, dịch chiết của tảo còn ngăn chặn virus trong việc tiếp nhận các thụ cảm thể trên bề mặt tế bào, dịch chiết tảo bảo vệ và không cho virus xâm nhập nội bào.
Các phân tích cấu trúc gần đây xác định Ca-SP được tạo từ các đơn phân thuộc 2 dạng đơn vị disaccharide lặp lại, đó là O-rham- nosyl-acofriose và O-hexuronosyl-rhamnnose (aldobiuronic acid). Khi ion Ca2+ của Ca-SP bị thay thế bởi ion Na+, thì muối Na-SP thể hiện tiềm năng kháng virus cũng như Ca-SP, trong khi loại bỏ ion Ca2+ và giải sulfat hóa thì nhận thấy rõ ràng khả năng kháng virus bị giảm sút. Vì vậy, các cation kim loại liên kết với các gốc ion chẳng hạn nhóm sulfate được cho rằng có vị trí quan trọng quyết định đến hoạt tính kháng lại virus.
Ngoài ra, nghiên cứu của Mattayaporn Chirasuwan và các cộng sự ở Thái Lan đã có những thí nghiệm khảo sát về dịch chiết của Spirulina platensis. Họ xác định được thành phần Sulphoquinovosyl diacylglycerol (SQDG) có tác dụng ức chế virus HSV-1 (đây là dạng virus gây lở loét ở miệng và niêm mạc ở người, dạng virus này cũng có hình thức sinh sản là quá trình phiên mã ngược như ở HIV).
Sulphoquinovosyl diacylglycerol là một sulpholipid tự nhiên được tìm thấy trong tất cả các thực vật quang hợp, và tảo. Nó định vị ở màng thylakoid(4) nơi đó có liên quan đến sự duy trì tỷ lệ của các anionic lipid. Bên cạnh vai trò trong màng thylakoid, Sulphoquinovosyl diacylglycerol còn là một thành phần quan trọng cho sự phát triển thuốc bởi hoạt tính sinh học rộng rãi của nó bao gồm: ức chế hoạt động đến DNA polymerase và dịch mã ngược của HIV, ức chế thụ cảm thể P-selectin, AIDS virus, telomerase, và sự nhân số lượng của virus (hoặc tế bào).
Spirulina platensis rất giàu Sulphoquinovosyl diacylglycerol và trong thí nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu Thái Lan đã xác định được với hàm lượng dịch chiết thô tảo Spirulina platensis ở mức 25,1µg/ml sẽ gây ức chế được 50% lượng virus HSV-1 (IC50) hoạt động gậy hại cho các tế bào Vero (dòng tế bào fibrolast của một loài khỉ Châu Phi).

Không chỉ vậy, sau nhiều nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa còn có được những kết quả đánh giá khả quan khi sử dụng tảo Spirulina platensis trong việc chữa trị cho các bệnh nhân HIV, Herpes, người bị nhiễm phóng xạ nặng… Các kết quả thu được đều cho thấy, tảo có chứa thành phần tích cực cho quá trình phục hồi sức khỏe, kháng lại sự tăng trưởng của virus, tế bào máu được kích thích tạo ra nhiều hơn, hệ thống miễn dịch được tăng cường, dưỡng chất trong cơ thể được cung cấp đầy đủ…

Nguồn: http://blogtiengviet.net/nguyenlandung/